Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Những mảnh gáo dừa mang hình chữ Vạn







Những mảnh gáo dừa mang hình chữ Vạn
Thanh Thắm





Thao thức và trăn trở tìm ra mẫu bắt mắt nhất mang biểu tượng Phật giáo bằng chất liệu đậm tính dân tộc, vừa thời trang, năng động,vừa thẩm mỹ,có cá tính và trẻ trung là động lực thôi thúc chị Cẩm Tú- chủ nhân của những chiếc vòng tay Phật giáo mang tên Lá Sen- ngày đêm suy nghĩ, tìm tòi chất liệu để cho ra đời những chiếc vòng đeo tay mang hình chữ vạn xinh đẹp, mới lạ xuất hiện trên thị trường trong mùa Phật đản 2010.
Ý tưởng đó đã được chị Cẩm Tú ấp ủ từ năm 2008 với sự ủng hộ của bạn bè,đồng nghiệp.
Tuy vậy do nhiều trở ngại khách quan nên việc thực hiện cũng bị bỏ ngõ.
Đến cuối năm 2009, chị bắt tay thực hiện.
Chị mày mò hỏi han và tìm hiểu, được nhiều người ủng hộ khi có ý tưởng làm hàng thủ công mỹ nghệ Phật giáo tận dụng chất liệu từ nguồn thiên nhiên trong nước, chị như được lên dây cót tinh thần.
Sau nhiều lần đi thực tế, khảo sát và thử mẫu, cuối cùng chị nhận thấy gáo dừa của vùng quê Nam bộ là thích hợp hơn cả, nên chị dồn công sức chuyên tâm cho việc sản xuất vòng “ handmade” chữ vạn Phật giáo bằng chất liệu ấy.
Mất nhiều tháng trời, chị mới thiết kế xong các mẫu. để có được mộtchiếc vòng xinh xắn, từng hột cầu nhỏ xíu hay từng mắt dẹt hình vuông, tròn … đều trải qua công đoạn làm kỳ công, cẩn thận và tỉ mỉ, đặc biệt yêu cầu chữ vạn phải rõ ràng và sắc sảo.
Dây xỏ cũng chọn lựa chất liệu bền chắc, thẩm mỹ, không bị chùng quá hoặc căng quá.
Gáo dừa có ưu điểm là rất cứng và bền do đã được sừng hóa, không bị biến dạng theo thời tiết, không bị mốc meo khi vào nước như thường thấy ở gỗ.
Người sử dụng không cần phải tháo vòng ra khi rừa tay, tắm gội.
Hiện nay, số mẫu vòng gáo dừa chữ vạn Phật giáo của Lá Sen gồm 10 mẫu với 2 kiểu dây chuyền.
Sắp tới cơ sở Lá sen sẽ cho ra đời những sản phẩm khác mang đặc trưng Phật giáo và được sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng Phật tử.
Theo bạn Phương Trâm ( Diệu Anh), nhân viên công ty An Chi ( đường Nguyễn Thị Huỳnh,quận Phú Nhuận, TP.HCM),người sử dụng sản phẩm này nhận xét:” Đây là chiếc vòng rất đặc biệt, chất liệu gáo dừa trông lạ, bền và bong, lại có biểu tượng Phật giáo, được xem như vật hộ thân tâm linh, mang lại may mắn, tốt lành và thay cho lời nguyện luôn tránh được những điều không may, bất an”.
Trước đây, nguồn sản phẩm vòng Phật giáo chủ yếu là hàng Trung Quốc đưa sang với chất liệu và kiểu dáng đơn điệu.
Nay kiểu vòng bằng gáo dừa đầu tiên của Lá Sen góp phần tạo nên nét đẹp Việt trên thị trường hàng mỹ nghệ trong nước.
NHỮNG KỶ LỤC CỦA CHỮ VẠN:
Chữ Vạn [ swastika- tiếng Anh], tiếng Phạn ( Sanskrit) là : Srivatsalaksana, nhằm để chỉ 1 trong 32 tướng quý và 80 vẻ đẹp tùy hảo của Phật Thích Ca Mâu ni, là tướng ở nơi ngực biểu thị công đức của các vị Phật và Bồ tát.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang do hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên, kinh Trường A- hàm, kinh Đại tát già Ni càn tử, kinh Đại Bát Nhã…. . đều ghi trước ngực, tay chân và lưng của Phật có chữ vạn:”
Trên tảng đá Phật Túc đào được tại Amaravati ở Ấn độ cũng có khắc chữ Vạn.
Hình chữ vạn vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành của người Ấn độ thời xưa.
Các cùng Ba Tư, Hy Lạp cổ đại đều xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy…
Phật giáo, Bà la môn giáo, Kì- na giáo cũng dùng với những ý nghĩa tốt đẹp,coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy ( cát tường, viên mãn).
Xưa nay, có nhiều thuyết về chữ Vạn, ngài Cưu- ma – la thập và Huyền Trang dịch là chữ “Đức”, ngài Bồ đề lưu chi dịch là chữ “ Vạn”, biểu thị ý nghĩa công đức tròn đầy, nhóm họp của muôn điều tốt lành.
Nhưng chữ Vạn vốn là 1 ký hiệu, chứ chẳng phải là 1 chữ.
Sở dĩ xưa nay đọc là chữ Vạn ( vạn tự) là do tập quán…”
Cùng 1 giải thích tương tự, Từ điển Phật học do hòa thượng Kim Cương Tử chủ biên, thì :
Chữ Vạn ban đầu không phải là chữ, mà chỉ là 1 ký hiệu, 1 biểu tướng, biểu thị sự tốt lành, bình yên, thanh tịnh, lưu truyền ở Ấn độ trong tín đồ Phật giáo, Bà la môn giáo và ở Tây Tạng trong tín đồ Lạt ma giáo.
Chữ Vạn thấy sớm nhất là trên các tượng Phạm Thiên, Visnu, Krisna….
Qua nhiều tài liệu khác và qua thực tế, thử tìm hiểu chữ Vạn theo hướng kỷ lục dưới đây:
  1. Lá chữ duy nhất biến từ 1 ký hiệu ( biểu ý) sang 1 chữ ( từ) trong đời sống ngôn ngữ Phật giáo.
  1. Là 1 chữ trong phạm trù Phật học được dùng ngoài đời sống dân gian nhiều nhất.
  1. Là 1 ký hiệu được giải thích nhiều cách nhất.
Những kỷ lục trên chỉ là gợi ý và chờ đợi ý kiến của các nhà nghiên cứu.
Song có thể nói, chữ Vạn của Phật giáo đã phổ biến rất rộng rãi và ứng dụng vào mỹ thuật ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Như ở Thái Lan, Miến Điện,Sri Lanka, Lào và Campuchia thời nay được dùng trang trọng như 1 tín vật tại thân, đeo trên tay hoặc trên cổ, vì người ta tin tưởng chữ Vạn sẽ mang lại may mắn, xua đi những rủi ro và trừ được tà khí.
Một hình ảnh dễ thấy là tay golf số 1 thế giới Tiger Woods thường mang chiếc vòng Phật giáo của Thái nơi tay trái.
Những chiếc vòng chữ Vạn Phật giáo được quan niệm là “ Protection and Luck” và là tín hiệu để các phúc thần tìm đến chở che….


Theo Thanh Thắm
Sách “Thông tin kỷ lục Việt Nam cuốn 2.2010”- Trang 78-79

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét