Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Cúng kiếng trong mùa lễ VU LAN- ULLAMBANA

Đến mùa Vu Lan (ULLAMBANA) tháng 7 âm lịch hầu như trong ký ức mọi người từ già tới trẻ là mùa này, ở khắp các nẻo đường, trước những ngôi nhà, cửa tiệm, quán xá... người ta có cúng cô hồn với mong ước  rằng vào rằm tháng 7 khi các cô hồn được mở cửa ngục thì có hương khói, hoa trái....dâng cúng và sẽ phù hộ cho gia chủ mua may bán đắt, bình an, may mắn.
Trẻ em thì háo hức chờ các gia chủ cúng xong để được nhận đồ cúng cô hồn. Tùy theo từng gia chủ mà bàn thờ cúng cô hồn sẽ lớn hay nhỏ, đơn giản hay”hoành tráng”. Đôi khi có gia chủ còn cúng tiền thật, nên con nít càng hào hứng chờ được nhận sau khi cúng.
Có những gia chủ thì tự cúng, tự khấn. Tuy nhiên cũng có gia chủ là mời một đoàn nhà sư tới cúng giúp, có khai đàn đọc kinh vài giờ nữa.

Một số người nước ngoài khi mới đến Việt Nam, họ tò mò, ngạc nhiên khi thấy các bàn cúng cô hồn trước cửa những ngôi nhà trong dịp này. Khi hỏi ra được thông tin thì những người nước ngoài này ồ lên thích thú.
Âu cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, bên cạnh nghi thức bông hồng cài áo, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên ...là tập quán cúng cô hồn, cúng đại trai đàn bình đẳng chẩn tế.
 Vu Lan cũng chính là rằm Thượng Ngươn.
Trong Phật giáo có 3 rằm lớn là : UPPER CYCLE[Thượng Nguyên, rằm tháng giêng âm lịch],MIDDLE CYCLE[Trung Nguyên- rằm tháng 7 âm lịch],  LAST CYCLE [ hạ Nguyên- rằm tháng 10 âm lịch].
Dưới đây là một số hình ảnh  ngộ nghĩnh của Miss La Sen đang thắp nhang cúng trong  mùa Vu Lan.

Chúc toàn thể quý Phật tử đón một mùa Vu Lan ý nghĩa, an lạc và hoan hỷ.

Miss La Sen lễ lạy Phật hoàng Trần Nhân Tông

Miss La Sen lễ lạy Phật hoàng Trần Nhân Tông
Phật hoàng Trần Nhân Tông - Vị vua đã có chủng duyên lâu đời với Phật Đà ngay từ lúc mới sanh .
Theo sử sách ghi lại thì lúc mới sanh, thân tướng vị vua sau này đã có sắc vàng như sắc thân Phật.
 Vị vua đã nhiều lần lãnh đạo dân -  quân Đại Việt  chiến thắng  vẻ vang trước quân Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi đất nước.
 Năm 1293, ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông. Trong sáu năm, ngài lên làm Thái Thượng Hoàng và hướng dẫn, bảo ban cho con trai, đồng thời chuẩn bị cho việc xuất gia của chính mình.
 Đức Phật có nói trong kinh  Viên Giác về việc  thị hiện của các bậc đại sĩ trong cõi nhân gian Ta Bà:  “Này thiện nam tử ! Bậc Đại Sĩ biến hoá thị hiện ở thế gian chẳng phải do tâm ái làm gốc, mà chỉ do lòng từ bi khiến nhổ hết gốc ái của tất cả chúng sanh. Các Ngài mượn cảnh tham dục mà vào trong sanh tử.”
 Nhiều người vẫn cho rằng ngài như một vị Phật hoá thân, thị hiện trong cõi ta bà này để thức tỉnh, giáo hoá mọi người.
 Miss La Sen rất tôn kính vị Phật hoàng của dân tộc Việt Nam, ngài cũng là Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm. Đây cũng là một môn phái nổi tiếng của Thiền tông Việt Nam.
 Cô đã đến lễ lạy và tìm hiểu về lịch sử, thân thế của ngài.
 Dưới đây là một số hình ảnh Miss La Sen khi đến lễ lạy Phật hoàng rất thành kính.
 


Cô đã quỳ thật lâu, thật thấp trước di ảnh, tôn tượng của Phật hoàng nhằm tưởng nhớ, noi gương và học tập những hạnh lành cao quý của ngài.
 Thường thì sau khi đi lễ Phật, viếng chùa, bao giờ Miss La Sen cũng thực hành phóng sanh ( release fish).









Đón mừng Phật đản- HAPPY VESAK DAY

Ngày Phật đản sanh- Ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) vào rằm tháng tư. Khi Hoàng hậu Maya đang mang thai đức Phật, đi ngang qua vườn Lumbini, hoàng hậu Maya đã giơ tay phải để vịn cành cây sala và đứng sinh đức Phật bên hông phải.
Lời đầu tiên của Đức Phật khi mới sanh và bước đi 7 bước đầu tiên là:
” Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn 
IN THE HEAVENS ABOVE AND EARTH BENEATH 
I ALONE AM THE HONOURED ONE )
Đây cũng là thường pháp của chư Phật ba đời. Chỉ có chư Phật mới hiểu được sự đồng nht của bản tánh thật của toàn vũ trụ, chứ không như là bản ngã của thế tục.
Sau này, khi đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (SAMMASAMBUDDHA)Đức Phật đã nói: 
Ta không phải là vị Phật đầu tiên ở thế gian này, cũng không phải là vị Phật cuối cùng. Đến thời điểm thích hợp, một đức Phật giác ngộ khác sẽ ra đời, Ngài sẽ khai sáng chân lý cho chúng sanh như ta đã từng nói.” 
(The Buddha said: “I AM NOT THE FIRST BUDDHA TO COME UPON THIS EARTH, NOR SHALL I BE THE LAST. IN DUE TIME, ANOTHER BUDDHA WILL ARISE, A HOLY ONE, A SUPREME ENLIGHTENED ONE, AN INCOMPARABLE LEADER. HE WILL REVEAL TO YOU THE SAME ETERNAL TRUTH WHICH I HAVE TAUGHT YOU.”)
Những lời cuối cùng của đức Phật trước khi ngài nhập Niết bàn:
 Không có gì trên đời  quý giá. Thân thể người ta rồi sẽ hư hoại. Chỉ có Pháp là quý báu. Chỉ có chân lý là trường tồn mãi”
( “NOTHING IN THIS WORLD IS PRECIOUS. THE HUMAN BODY WILL DISINTEGRATE. ONY IS DHARMA PRECIOUS. ONLY IS TRUTH EVERLASTING.” )
Để chào mừng ngày Phật đản, Miss La Sen đã đọc “Từ Bi Thủy Sám” (THE COMPASSIONATE  SAMADHI  WATER  REPENTANCE hay còn gọi  WATER REPENTANCE  SUTRA) suốt tháng tư.

Miss La Sen đã dâng bánh, hoa sen và treo lồng đèn, nến, cờ Vesak  lên trước bàn thờ của Đức Phật và tham gia lễ tắm Phật (BUDDHA  BATHING  CEREMONYtrong ngày sinh của đấng từ phụ- vị thầy dạy của khắp trời, người; vị cha lành chung của muôn loài.

 





Chúc thế giới đón một mùa Vesak an lạc, hoan hỷ và thanh bình.

Rằm tháng 10 - Tenth Lunar Month Festival

Rằm tháng 10 - Tenth Lunar Month Festival

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy

 Câu ca dao này có nghĩa là vào rằm tháng 10 âm lịch – rằm Hạ nguyên- thì hầu như nhà nào cũng cúng quảy để tạ ơn trời đất, tổ tiên, chư Phật.

Ở miền Nam Thái Lan có lễ hội được tổ chức hàng năm gọi là “SART DUAN SIB” (Tenth Lunar Month Festival).
Rằm tháng 10 âm lịch được một số nơi coi là  Lễ hội gieo trồng công đức Phật giáo quan trọng nhất. (The most important Buddhist merit-making festival ). Người ta làm bánh trái, hoa quả dâng cúng các chùa trong địa phương cũng như cúng tại nhà. Sau đó mời bạn bè, người thân tụ họp ăn uống, ca hát, tặng quà cho nhau.

Vào dịp này, hầu như chùa nào tại Việt Nam cũng đều tổ chức cúng lễ và mời cơm chay bá tánh Phật tử, một số chùa còn tổ chức diễn văn nghệ, trao quà từ thiện.



Miss La Sen cũng  dâng cúng hương hoa, đèn nến và trái cây trong dịp rằm tháng 10 này.



Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Bát nhã ba la mật đa tâm kinh- english

GREAT WISDOM BEYOND WISDOM HEART SUTRA

Avalokiteshvara Bodhisattva, when practicing deeply the Prajna Paramita, perceived that all five skandhas in their own being are empty and was saved from all suffering.

O Shariputra, form does not differ from emptiness; emptiness does not differ from form. That which is form is emptiness; that which is emptiness form. The same is true of feelings, perceptions, formations, consciousness.

O Shariputra, all dharmas are marked with emptiness. they do not appear nor disappear, are not tainted nor pure, do not increase nor decrease.

Therefore in emptiness: no form, no feelings, no perceptions, no formations, no consciousness; no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind; no color, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind; no realm of eyes...until no realm of mind-consciousness; no ignorance and also no extinction of it...until no old-age and death and also no extinction of it; no suffering, no origination, no stopping, no path, no cognition, also no attainment with nothing to attain.


A bodhisattva depends on Prajna Paramita and the mind is no hindrance. Without any hindrance no fears exist. Far apart from every perverted view one dwells in nirvana.

In the three worlds all buddhas depend on Prajna Paramita and attain unsurpassed complete perfect enlightenment.

Therefore, know the Prajna Paramita is the great transcendent mantra, is the great bright mantra, is the utmost mantra, is the supreme mantra which is able to relieve all suffering and is true not false; so proclaim the Prajna Paramita mantra, proclaim the mantra that says:
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha


Bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.


Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.




Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)


source: internet

Om Homage to the Perfection of Wisdom the Lovely, the Holy !
Avalokita, the Holy Lord and Bodhisattva, was moving in the deep course of the Wisdom which has gone beyond.

He looked down from on high, He beheld but five heaps, and He saw that in their own-being they were empty.

Here, O Sariputra,
form is emptiness and the very emptiness is form ;
emptiness does not differ from form, form does not differ from emptiness, whatever is emptiness, that is form,
the same is true of feelings, perceptions, impulses, and consciousness.

Here, O Sariputra,
all dharmas are marked with emptiness ;
they are not produced or stopped, not defiled or immaculate, not deficient or complete.

Therefore, O Sariputra,
in emptiness there is no form nor feeling, nor perception, nor impulse, nor consciousness ;

No eye, ear, nose, tongue, body, mind ; No forms, sounds, smells, tastes, touchables or objects of mind ; No sight-organ element, and so forth, until we come to :


No mind-consciousness element ; There is no ignorance, no extinction of ignorance, and so forth, until we come to : There is no decay and death, no extinction of decay and death. There is no suffering, no origination, no stopping, no path.
There is no cognition, no attainment and no non-attainment.

Therefore, O Sariputra,
it is because of his non-attainmentness that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble,
he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana.

All those who appear as Buddhas in the three periods of time fully awake to the utmost, right and perfect Enlightenment because they have relied on the Perfection of Wisdom.

Therefore one should know the prajnaparamita as the great spell, the spell of great knowledge, the utmost spell, the unequalled spell, allayer of all suffering, in truth -- for what could go wrong ? By the prajnaparamita has this spell been delivered. It runs like this :
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
( Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, O what an awakening, all-hail ! -- )
This completes the Heart of perfect Wisdom


---------------
Heart of the Perfection of Wisdom
In Sanskrit: Bhagavati prajnaparamitahrdaya
In Tibetan: Bcom Idan 'das ma shes rab kyi pha rol tu phyin pa'I snying po
In English: The Heart of the Perfection of Wisdom, the Bhagavati

Thus have I once heard:
The Blessed One was staying in Rajagrha at Vulture Peak along with a great community of monks and great community of bodhisattvas, and at that time, the Blessed One fully entered the meditative concentration on the varieties of phenomena called the Appearance of the Profound. At that very time as well, holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, beheld the practice itself of the profound perfection of wisdom, and he even saw the five aggregates as empty of inherent nature. Thereupon, through the Buddha's inspiration, the venerable Sariputra spoke to holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, and said, "Any noble son who wishes to engage in the practice of the profound perfection of wisdom should train in what way?"
When this had been said, holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, spoke to venerable Sariputra and said, "Sariputra, any noble sons or daughters who wish to practice the perfection of wisdom should see this way: they should see insightfully, correctly, and repeatedly that even the five aggregates are empty of inherent nature. Form is empty, emptiness is form, Emptiness is not other than form, form is also not other than emptiness. Likewise, sensation, discrimination, conditioning, and awareness are empty. In this way, Sariputra, all things are emptiness; they are without defining characteristics; they are not born, they do not cease, they are not defiled, they are not undefiled. They have no increase, they have no decrease.
"Therefore, Sariputra, in emptiness there is no form, no sensation, no discrimination, no conditioning, and no awareness. There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind. There is no form, no sound, no smell, no taste, no texture, no phenomenon. There is no eye-element and so on up to no mind-element and also up to no element of mental awareness. There is no ignorance and no elimination of ignorance and so on up to no aging and death and no elimination of aging and death. Likewise, there is no suffering, origin, cessation, or path; there is no wisdom, no attainment, and even no non-attainment.
"Therefore, Sariputra, since the bodhisattvas have no obtainments, they abide relying on the perfection of wisdom. Having no defilements in their minds, they have no fear, and passing completely beyond error, they reach nirvana. Likewise, all the Buddhas abiding in the three times clearly and completely awaken to unexcelled, authentic, and complete awakening in dependence upon the perfection of wisdom.
"Therefore, one should know that the mantra of the perfection of wisdom - the mantra of great knowledge, the precious mantra, the unexcelled mantra, the mantra equal to the unequalled, the mantra that quells all suffering - is true because it is not deceptive. The mantra of the perfection of wisdom is proclaimed:
tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
Sariputra, a bodhisattva, a great being, should train in the profound perfection of wisdom in that way."
Thereupon, the Blessed One arose for that meditative concentration, and he commended holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being. "Excellent!" he said. "Excellent! Excellent! Noble child, it is just so. Noble child, it is just so. One should practice the profound perfection of wisdom in the manner that you have revealed - the Tathagatas rejoice!" This is what the Blessed One said.
Thereupon, the venerable Sariputra, the holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, and that entire assembly along with the world of gods, humans, asuras, and gandharvas, all rejoiced and highly praised what the Blessed One had said.